$761
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của f99256. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ f99256.Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tính đến hiện tại TP.HCM có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1học sinh/lớp. Tất cả các trường đảm bảo nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.Các đơn vị có 100% học sinh đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.Có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học - THCS PennSchool (quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP.Thủ Đức).Tính tới hết học kỳ 1 của năm học 2024-2025, đa số các trường trên địa bàn thành phố đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung các môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật do không có nguồn giáo viên dự tuyển. Đối với nhóm môn học này, các trường thiếu giáo viên thực hiện thỉnh giảng, ký hợp đồng lao động để đảm bảo đủ số lượng.Một số đơn vị vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tập trung ở nhóm giáo viên lớn tuổi, gần tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn nhiều thời gian công tác đều đã được cử đi học nâng chuẩn.Thời gian qua, quận 1, TP.HCM thực hiện đề án sáp nhập Trường tiểu học Trần Quang Khải (quy mô 9 lớp năm học 2023-2024) vào Trường tiểu học Đuốc Sống, lấy tên là Trường tiểu học Đuốc Sống.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đuốc Sống (sau khi sáp nhập) là bà Đỗ Ngọc Hạnh. Các phó hiệu trưởng là bà Trần Châu Thụy Dương và bà Đỗ An Chi.Tại quận Tân Bình, Trường tiểu học Bạch Đằng và Trường tiểu học Chi Lăng sáp nhập thành Trường tiểu học Chi Lăng. Hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (sau sáp nhập đơn vị) là ông Nguyễn Minh Quân. Phó hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hoài Thu.Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố, trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục tiểu học TP.HCM để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.Tới hết học kỳ 1 năm học 2024-2025, ở những đơn vị chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các địa phương đều đã triển khai linh hoạt những giải pháp. Như linh động trong việc xếp thời khóa biểu nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng các phòng học, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chương trình nhà trường đúng quy định, hướng dẫn; tổ chức dạy học trực tuyến một số tiết ở một số lớp (quận Gò Vấp đã thực hiện). Hay tùy điều kiện thực tế, các trường bố trí cho học sinh học trái buổi hoặc học ngày thứ bảy để đảm bảo thực hiện các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế và các hoạt động giáo dục khác để phát triển toàn diện, theo nhu cầu của học sinh (đã triển khai ở quận 12). ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của f99256. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ f99256.Giám đốc Sở Môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa ngày 1.3 cho hay quyết định ngừng tiếp nhiên liệu cho những chiếc ô tô cũ được đưa ra tại một "cuộc họp marathon" về ô nhiễm không khí để "tìm ra các căn bệnh và biện pháp khắc phục", theo AFP."Chúng tôi đã quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu cho những phương tiện đã hơn 15 năm tuổi sau ngày 31.3.2025", ông Sirsa nhấn mạnh, cho thêm thiết bị sẽ được lắp đặt tại các trạm xăng để nhận dạng những phương tiện cũ như trên.Những chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng có tuổi đời lần lượt trên 10 và 15 năm không được phép lưu thông trên đường phố ở New Delhi nhưng nhiều chiếc đã bị phát hiện vi phạm quy định.Cũng theo ông Sirsa, các quyết định khác được đưa ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm nguy hiểm của thủ đô Ấn Độ bao gồm biến đất cằn cỗi thành "rừng mới" và khuyến khích sinh viên đại học tham gia trồng cây. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ bắt buộc các tòa nhà cao tầng, khách sạn và sân bay phải lắp đặt súng chống khói bụi và các tiện ích để kiểm soát ô nhiễm.New Delhi thường xuyên bị xếp hạng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và bị bao phủ trong sương mù nồng nặc mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do những người nông dân gần đó đốt rơm rạ, cũng như do các nhà máy và khói xe. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua và việc đóng cửa trường học kéo dài nhiều tuần trên khắp thủ đô New Delhi, nhằm bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương khỏi không khí độc hại, đã trở thành sự kiện diễn ra mỗi năm, theo AFP. ️
Chị An sinh ra tại TT.Hai Riêng, địa bàn có đồng bào thuộc 20 dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Từ nhỏ, chị chứng kiến những người bạn của mình phải bỏ dở việc học vì điều kiện gia đình. Thấu hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà trẻ em vùng cao đang đối mặt, ngay từ khi còn học phổ thông, chị đã nuôi ước mơ thành lập nhóm thiện nguyện để chăm lo cho các em.Để thực hiện ước mơ, chị An chọn học chuyên ngành công tác xã hội. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2014, chị cùng các bạn tại TT.Hai Riêng thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng với 15 thành viên, bắt đầu hành trình sống hết mình vì trẻ em đồng bào thiểu số.Hơn 10 năm cùng CLB Hoa Xương Rồng rong ruổi khắp các bản làng ở H.Sông Hinh thực hiện chương trình thiện nguyện, chị An nhìn nhận được nhiều thứ. "Khi nhìn những mảnh đời đau thương ngoài kia, tôi thấy bản thân mình quá may mắn. Nhất là với những trẻ em người đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con chữ đối với các em quả thật rất khó khăn. Mùa đông là một cực hình khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", chị chia sẻ.Để chủ động kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB cùng nhau đi nhặt, xin ve chai để bán lấy tiền xây dựng quỹ. Đến những dịp lễ tết, cả nhóm lại cùng nhau bán nước, bán hoa để gây quỹ.Suốt 10 năm qua, dấu chân của những thành viên CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng in trên khắp bản làng của 11 xã, thị trấn tại H.Sông Hinh, thực hiện các chương trình như: Nấu ăn cho em, tặng quà dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tổ chức các hoạt động mùa hè, cắt tóc miễn phí..."Càng đi nhiều, chúng mình càng thấy còn quá nhiều mảnh đời khó khăn. Những hoạt động, chương trình mà câu lạc bộ tổ chức chỉ giải quyết vấn đề cấp thời, chưa chăm lo được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em về lâu, về dài. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của các thành viên trong câu lạc bộ", chị An nói.Chị An cũng cho biết bản thân và các bạn trong CLB còn rất nhiều trăn trở với hoạt động thiện nguyện. Ước mơ lớn nhất của chị là thực hiện dự án nuôi em để chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho trẻ vùng cao một cách bền vững, lâu dài.Theo anh Hồ Vĩnh Hưng, Bí thư Huyện đoàn Sông Hinh, các hoạt động của chị An và CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội."Suốt 10 năm qua, chị An và CLB thiện nguyện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em đồng bào tại H.Sông Hinh. Làm hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết, sự tận tâm của mình, chị An đã được Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2020", anh Hưng cho biết. ️
Ngoài việc ô nhiễm nước thải khiến cánh đồng lúa phải bỏ hoang, Khu Liên hợp xử lý rác thải Sông Công cũng khiến cuộc sống trong thôn Lý Nhân đảo lộn do ô nhiễm khói bụi.️